Cấu tạo của thanh nam châm lọc tách sắt

Chắc hẳn khi nghĩ đến các loại nam châm thì sẽ cho rằng chúng có đa dạng kiểu mẫu và có từ tính. Nhờ đó, có thể hút được mọi vật sắt, hoặc kim loại nhiễm từ gần chúng. Kỳ lạ thay, có một số loại nam châm không phải là một khối toàn diện được ghép với nhau từ những khối nam châm đó. Nhờ đó, một sản phẩm khác ra đời cho từ trường và lực từ tính mạnh hơn đáng kể. Đó chính là nam châm thanh inox, hay còn được gọi là thanh nam châm lọc tách sắt.

Cấu tạo:

Loại nam châm này, không phải là một khối nam châm thanh toàn bộ. Chúng được ghép lại từ những viên nam châm tròn với nhau và tạo thành một khối inox dạng thanh nên vô cùng tiện lợi và gọn gàng trong quá trình sử dụng.

Cấu tạo bên trong của thanh nam châm lọc tách sắt

Vậy vì sao lực từ của nó mạnh? và có thể lên đến 15.000 Gauss?

Vì người ta tận dụng các tính chất vật lý của nam châm. Chúng hút nhau khi khác cực và đẩy nhau khi cùng cực với nhau. Khi đẩy nhau, chúng sẽ sản sinh ra một xung từ trường rất lớn bao quanh. Vì thế, lực từ tại những điểm giao nhau là rất mạnh, có thể lên đến 15.000 Gauss.

Đường sức từ của nam châm cùng cực khi cho chúng sát gần nhau, độ rộng và lan tỏa của đường sức từ sẽ lớn và bao quát nhiều hơn.

Tại sau khi bỏ nam châm vào sắt, thì chúng không dính toàn bộ thanh mà dính từng khoảng, từng khoảng với nhau?

Tại vì khi các viên nam châm nhỏ cùng cực gặp nhau, chúng sẽ tạo ra từ trường mạnh ở điểm đó, làm cho sắt sẽ có xu hướng bám vào các nơi có từ trường mạnh nhất, đây được gọi là “điểm giao nhau” của thanh nam châm. Trên 1 thanh nam châm sẽ có nhiều điểm giao nhau vì chúng được ghép từ nhiều viên nam châm với nhau. Vì vậy, chúng sẽ tạo nên một từ trường rất dày và mạnh xung quanh nam châm, có thể hút nhau khoảng cách xa lên đến 7cm.

Mọt sắt sẽ bị hút tại các điểm giao nhau của thanh nam châm, sẽ tập trung nhiều nhất ở những nơi lực từ cao. Chứ không hút hết ở toàn bộ thanh.

Tại sao hai đầu của thanh nam châm không hút được?

Theo cấu tạo của thanh nam châm, 2 đầu thường được bịt kín hay có lỗ ren, buộc chúng ta phải nối 2 đầu được làm từ những chất liệu khác như sắt chẳng hạn. Để quá trình khoan lỗ, bắt ốc hay kết hợp với các thiết bị khác dễ hơn nên 2 đầu của chúng thường không có từ trường.

Hầu hết các loại nam châm thanh đều có lớp vỏ là inox, có thể dùng vỏ sắt được không?

Được chứ, bất kể chất liệu nào cũng dùng được. Đa phần là sử dụng inox là vì độ bền, độ chắc chắn và thẩm mỹ cao. Đồng thời, với vỏ inox sẽ chống nước tuyệt đối và vệ sinh sẽ dễ dàng sạch sẽ hơn. Gỉ sắt sẽ không bị ăn mòn bởi inox. Các ống inox 304 sẽ là lựa chọn hợp lý cho trường hợp này.

Các lực từ mà thanh inox đạt được?

Đối với các loại thanh nam châm inox này, thì lực từ tính đạt được tại công ty chúng tôi sản xuất, với các mức sau:

  • 4000-5000 Gauss
  • 5000-6000 Gauss
  • 7000-8000 Gauss
  • 8000-9000 Gauss
  • Trên 10.000 Gauss
  • 12.000 Gauss
  • 15.000 Gauss

Đối với các loại mức lự từ trên, thì loại nam châm lọc tách sắt 10.000 Gauss là được sử dụng nhiều và phổ biến nhất, vì giá thành phù hợp nhưng ở mức lực từ cao, có thể ứng dụng tốt và được sử dụng nhiều.

Các đường kính thanh nam châm inox phổ biến:

Đối với các loại nam châm thanh inox thì thường có các loại thanh tròn hoặc thanh hình chữ nhật, loại thanh tròn có đường kính D25mm được sử dụng nhiều nhất. Đây là kích thước chuẩn và đa phần các loại máy móc đều dùng đường kính này. Các đường kính của thanh tròn gồm có:

  • Thanh nam châm tròn D20mm
  • Thanh nam châm tròn D25mm
  • Thanh nam châm tròn D30mm
  • Thanh nam châm tròn D32mm
  • Thanh nam châm tròn D36mm
  • Thanh nam châm tròn D42mm
  • Thanh nam châm tròn D46mm
  • Thanh nam châm tròn D50mm

Còn đối với các loại nam châm thanh hình chữ nhật thì thường theo kích thước của người sử dụng. Khách hàng yêu cầu kích thước và độ dài như thế nào, bên công ty chúng tôi sẽ thiết kế và sản xuất theo như vậy. Hoàn toàn có thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

Với các mức từ tính trên sẽ có giá khác nhau. Giá càng cao thì lực từ tính của nam châm càng mạnh.

Xem thêm: