Cách để giúp học sinh làm quen với từ trường

Giáo dục không chỉ là về phương pháp mà còn là ở nghệ thuật truyền tải. Điều này cũng không là ngoại lệ đối với dạy và học môn vật lý. Giáo viên có thể giúp học sinh cảm thấy đỡ nhàm chán và rối bời với những lý thuyết khô khan bằng nhiều cách khác nhau. Chúng tôi sẽ liệt kê một vài cách thức mới lạ trong bài viết sau.

Cách khơi dậy hứng thú tìm tòi, học hỏi nơi học sinh

Lứa tuổi này thường có những biểu hiện tò mò song cũng mau chán và ham chơi. Vì vậy, giáo viên cần chú trọng đến việc truyền tải sao cho thật thú vị và dễ hiểu những kiến thức khô khan. Tùy thuộc vào phương pháp giảng dạy và tính cách của mỗi người mà có thể linh hoạt áp dụng. Từ trường và lực từ tính của nam châm thực sự không quá khó để hiểu. Chỉ cần một chút sáng tạo và bạn sẽ có thể khiến học trò “lạc trôi” vào “miền đất” tri thức.

Sau đây là một số cách thức lẫn điểm kiến thức thu hút học sinh tốt nhất.

Giải thích và giải đáp được những câu hỏi về bản chất của từ trường

Khái niệm và bản chất của từ trường thực ra khá nhập nhằng với những người mới học. Học sinh có thể nhầm lẫn với trọng lực hay trọng trường của lực hấp dẫn Trái Đất. Nhìn chung, những khái niệm này có thể dễ dàng hiểu được nếu được diễn giải tốt.

Trái Đất là một nam châm khổng lồ
Trái đất chính là một nam châm tự nhiên khổng lồ với hai địa cực là Bắc Cực và Nam Cực

Những khó khăn có thể gặp phải khi giảng dạy phần này chủ yếu là do:

  • Từ trường của nam châm là vô hình. Vì không thể nhìn thấy nên học sinh hơi khó hình dung.
  • Học sinh chưa hiểu cặn kẽ bản chất của từ trường nên không đưa ra được ví dụ thực tế
  • Sự tương tác của từ trường với các tác nhân vật lý khác khá phức tạp. Đòi hỏi giáo viên phải thật sự sáng tạo để giúp học sinh hiểu được dễ dàng.

Một khi đã giúp học sinh nắm được những tri thức vật lý căn bản này, người dạy có thể yên tâm và tiếp tục.

Những cách giúp học trò có thêm hứng thú khi học về từ trường

1. Giới thiệu về những nhà khoa học hay thiên tài có ảnh hưởng đến khái niệm này

Michael Faraday, Hans Christian Oersted hay William Gilbert chính là những cái tên tiêu biểu. Họ đều đã đặt những nền móng ban đầu cho phát kiến về từ trường. Tiêu biểu nhất chính là Michael Faraday với phát minh mà ngày nay gọi là máy phát điện. Đó chính là thành quả nghiên cứu và làm việc không ngừng nghỉ của nhà vật lý học dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Dĩ nhiên, bạn có thể giới thiệu thêm về các vĩ nhân khác như Albert Einstein nhưng có vẻ là không liên quan lắm đến từ trường.

2. Chỉ ra những đặc tính độc – lạ và mới mẻ về từ trường trong thực tiễn

Từ trường sở dĩ tồn tại ở mọi nơi và cung cấp động năng cho rất nhiều máy móc, thiết bị. Trái Đất của chúng ta chính là một nam châm khổng lồ với từ trường bao bọc quanh nó. Ngoài ra, trong cuộc sống của chúng ta cũng xuất hiện vô vàn những ứng dụng của từ trường. Điển hình nhất chính là các máy lọc sắt, máy dò tìm kim loại, rà phá bom mìn cho đến những động cơ xe điện hay tuabin điện gió.

Học sinh có hứng thú với các tuabin điện gió đấy
Một cánh đồng Tuabin điện gió ngập tràn ánh nắng ban mai đẹp đến lạ thường

Một số đặc tính độc đáo mà bạn có thể giới thiệu đến với học sinh gồm có:

  • Kim loại được phân ra thành hai loại: có từ tính và không có từ tính. Đó cũng chính là lý do vì sao nam châm không thể hút được vàng, bạc hay thủy ngân.
  • Bắc Cực và Nam Cực chính là hai địa cực của một nam châm khổng lồ mang tên Trái Đất. Chúng cũng là nguyên nhân tạo nên hiện tượng El Nino mỗi năm.
  • La bàn và xe chỉ nam thời cổ đại được phát minh dựa theo quy tắc đường sức từ. Vì thế, các thiết bị này có thể chỉ hướng đi dựa vào từ trường của Trái Đất.

3. Dùng các phần mềm trực quan, sinh động để dạy học sinh về từ trường

Hiện nay, trong thời đại 4.0 đã xuất hiện nhiều phần mềm trực quan dạy về vật lý. Bạn có thể tham khảo tại trang chủ của các cơ sở nghiên cứu hàng đầu. Một số phần mềm có mã nguồn mở và do đó cũng miễn phí.

4. Liên hệ đến những ứng dụng trong thực tế có liên quan đến từ trường

Vật lý, nhìn chung, là ngành khoa học cơ bản nghiên cứu và tìm ra những ứng dụng mới trong đời sống. Do đó, từ trường và lực từ tính cũng không nằm ngoài phạm trù này. Nam châm tự nó cũng có khá nhiều ứng dụng vô cùng hữu ích và đa dạng trong đời sống của chúng ta. Cụ thể gồm có như sau:

  • Từ trường được tận dụng như nguồn động năng của các tuabin điện gió hiện đang được xây dựng ở Bình Thuận.
  • Loa, tai nghe và cả chiếc điện thoại thông minh cũng sử dụng đến những viên nam châm nhỏ để cung cấp động năng.
  • Một số loại động cơ như của ô tô điện hay tàu con thoi, đệm từ của tàu Maglev,… đều sử dụng các nam châm được cường hóa. Từ đó, cho lực từ tính cực mạnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • Từ trường cũng được áp dụng trong các thiết bị dò tìm, định vị như GPS, sóng sonar,… vốn là khả năng mà chỉ có chim di cư hay cá heo có được.

Bên cạnh những ứng dụng kể trên, từ trường của nam châm còn đóng vai trò quan trọng trong các thiết bị khác như tủ lạnh, máy lạnh, tivi, laptop, máy desktop,…

Mong rằng những điều thú vị nêu trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để làm phong phú hơn bài giảng của bản thân. Hãy sáng tạo và không ngừng đổi mới để đạt hiệu quả cao trong sự nghiệp “trồng người” bạn nhé!

Bài viết có liên quan