Ứng dụng của từ tính trong lĩnh vực quân sự

Quân sự là lĩnh vực mà nhiều công nghệ tối tân nhất được ứng dụng. Bởi lẽ, tính mạng và hiệu quả chiến đấu của binh lính luôn được đặt lên hàng đầu. Đã có nhiều vũ khí chết người được chế tạo và sản xuất dựa trên nguyên lý này. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết này.

Vì sao lực từ tính lại được lựa chọn để ứng dụng trong quân sự?

Chúng ta đều biết rằng đa phần các loại khí tài quân sự đều có vỏ bọc sắt hoặc thép. Điển hình nhất chính là các mẫu xe tăng, xe cơ giới hay xe bọc thép chở quân. Những phương tiện này tuy có khả năng bảo vệ vượt trội song lại vướng phải nhiều khuyết điểm. Một vài trong số đó là trọng lượng nặng, kích thước đồ sộ,… và điểm yếu chí mạng nhất chính là kim loại. Bạn khó có thể che lấp chất liệu này bằng các vật khác và cũng không cách nào để ngăn chặn được từ trường. Vì thế, các loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) sẽ đối mặt với mối nguy khá lớn đến từ kẻ địch.

Và lý do cụ thể vì sao xin vui lòng đọc tiếp ở phần bên dưới đây.

Những ứng dụng nổi bật của từ tính trong lĩnh vực quân sự hiện nay

Sau đây sẽ là một vài ứng dụng tiêu biểu nhất:

Mìn chống tăng/diệt tăng

Đây là một trong số những vũ khí có uy lực khủng khiếp nhất. Đáng sợ ở chỗ nếu không có thiết bị rà mìn thì tổ đội trong xe tăng sẽ khó nhận biết được nó. Khi đi ngang hoặc đi trên quả mìn, chúng sẽ nhận biết ngay được kim loại và ngay lập tức bám dính vào rồi kích nổ. Tùy vào kích thước và khối lượng chất nổ mà sức công phá của loại mìn này cũng khác nhau.

Mìn chống tăng trong lĩnh vực quân sự
Một quả mìn diệt tăng hạng nặng còn khá nguyên vẹn

Ngư lôi diệt hạm

Một thiết bị cảm ứng từ dùng để dò mục tiêu sẽ được gắn vào ngư lôi. Khi được thả xuống biển, chúng sẽ lần vết theo mục tiêu thông qua sóng hoặc lực từ tính.

Hiện tại, công nghệ này đang dần được thay thế bằng ngư lôi tầm nhiệt.

Hàng rào điện tử McNamara

Là một sáng kiến được đề xuất bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara. Loại vũ khí này được sử dụng rộng rãi và chủ yếu trong chiến tranh Việt Nam. Vào thời kỳ chiến tranh cục bộ (1965 – 1968), quân đội Mỹ đã xây dựng một hàng rào trải dài từ Quảng Trị đến đường 9 – Nam Lào. Mỗi khi phát hiện kim loại của xe cơ giới hay xe tăng, các trụ hàng rào sẽ gửi tín hiệu đến Không quân Mỹ. Sau vài chục phút thì mọi thứ trên mặt đất sẽ đều bốc hơi bởi bom Napalm hay các loại hỏa tiễn. Vì thế, hàng rào này đã mang đến khá nhiều ưu thế trong lĩnh vực quân sự trên chiến trường.

Những mẫu còn sót lại của hàng rào điện tử McNamara từng có giá 2 tỷ Dollar theo thời giá năm 1968

Mặc dù có vẻ khá tân tiến song đến cuối năm 1968, hàng rào này đã bộc lộ nhiều khuyết điểm như giá duy trì cao nhưng lại không hiệu quả. Sau thất bại ở trận Khe Sanh của quân đội Mỹ thì vũ khí này cũng bị khai tử hoàn toàn.

EMP (Bom sóng xung kích)

Được xem là vũ khí tối thượng để đánh phủ đầu hệ thống điện của đối phương. Khi bom nổ sẽ kích hoạt một làn sóng điện từ trường đủ mạnh để “nướng cháy” mọi thiết bị điện trong bán kính đến gần 10km. Do đó, mọi hoạt động chiến đấu của địch sẽ gần như bị tê liệt. Và thế chủ động tấn công sẽ thuộc về bên sở hữu bom EMP. Đây là một trong những ứng dụng lực từ tính hiệu quả nhất trong lĩnh vực quân sự.

Đây được xem là một vũ khí quy ước trong chiến tranh chống khủng bố hay xung đột leo thang.

Kết

Không chỉ dừng lại ở các vũ khí có sức sát thương lớn, lực từ tính còn có nhiều ứng dụng khác trong quân sự. Làm thiết bị dò mìn, phá mìn, định vị mục tiêu, phát tín hiệu,… và nhiều hơn thế. Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật sẽ tạo ra thêm nhiều ứng dụng khác mới mẻ hơn. Từ đó, biến chiến tranh trước đây vốn chiến thắng nhờ vào ưu thế số lượng trở thành ưu thế về công nghệ. Ngoài ra, lĩnh vực quân sự ngày một tân tiến cũng góp phần giữ gìn nền hòa bình của thế giới.

Những tin tức khác liên quan mà có thể bạn sẽ quan tâm