Cách bảo quản và chống Oxy hóa cho các loại nam châm Neodymium

Nam châm đất hiếm Neodymium được biết đến với lực từ tính thuộc hàng mạnh nhất hiện nay. Do đó, chúng được ứng dụng vào rất nhiều mặt trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cách bảo quản và chống Oxy hóa cho loại nam châm này thì không nhiều người biết đến. Bài viết sau đây sẽ trình bày chi tiết về cách giữ nam châm Neodymium “tránh xa” những tác động vừa nêu.

Lý do cần phải bảo quản đúng cách nam châm Neodymium

Không chỉ riêng Neodymium, bất kỳ loại nam châm nào cũng cần có phương pháp bảo quản. Đây là cách để giảm thiểu và tránh những tác động từ môi trường ngoài. Đối với nam châm Neodymium, bị ăn mòn hay bị Oxi hóa là một tình trạng khá phổ biến. Là một hợp kim đất hiếm nên chất liệu này cũng chịu ảnh hưởng giống với các kim loại khác. Từ đó, nhu cầu được bảo quản trong trạng thái tốt nhất của sản phẩm này được hình thành và trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Có nhiều cách để bảo quản và chống Oxy hóa cho nam châm Neodymium
Nam châm Neodymium cần được bảo quản đúng cách để tránh bị tổn hại về chất lượng sản phẩm

Tuy nhiên, để có thể bảo quản tốt nam châm Neodymium, người sử dụng cần thực hiện đủ và đúng những cách thức sau nhằm đạt được kết quả, hạn chế tình trạng rỉ sét, ăn mòn,…

Bọc lớp phủ bằng các chất liệu chống ăn mòn lên nam châm Neodymium

Hiệu quả của cách này trong việc bảo quản đã được chứng minh trong thực tế. Những lớp phủ sẽ đóng vai trò là “khiên chắn” ngăn chặn những tác nhân gây hại không mong muốn. Hiện nay, đây được xem là một trong những cách chống Oxy hóa tốt nhất. Ngoài ra, cách này cũng giúp tiết kiệm được chi phí và công sức khi bảo quản. Bằng cách này, tình trạng xỉn màu hay bị ăn mòn sẽ bị hạn chế đến tối đa. Nhờ đó, tuổi thọ của nam châm được tăng lên nhiều lần.

Có khá nhiều chất liệu được chọn để làm vỏ bọc cho nam châm Neodymium. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là các hợp kim hay kim loại sau:

  • Vỏ bọc inox 304, 506
  • Lớp phủ mạ kẽm, mạ Niken cho các nam châm cỡ vừa và nhỏ
  • Lớp phủ Teflon (còn có tên gọi là PTFE)
  • Lớp bọc cao su

Các chất liệu khác nhau cũng mang đến những mức giá khác nhau. Trong đó, lớp vỏ bọc inox 304 là phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là những sản phẩm của ANT Việt Nam. Bên cạnh đó, các sản phẩm nam châm Neodymium bọc inox 304 cũng có giá thành hợp lý hơn so với lớp bọc Teflon. Điều này đã thu hút được nhiều khách hàng và dần dà khiến chúng được ưa chuộng rộng rãi.

Nam châm vĩnh cửu Neodymium có rất nhiều loại lớp phủ như Epoxy, nhựa Teflon, kẽm, đồng, Niken,…

Mặc dù vậy, đây không phải là cách duy nhất để bảo quản hay chống Oxy hóa cho nam châm Neodymium.

Áp dụng phương pháp thiêu kết để chống ăn mòn tốt cho nam châm Neodymium

Thiêu kết là quá trình nén vật liệu để tạo thành một khối rắn bằng nhiệt hoặc áp suất mà không làm nóng chảy nó đến điểm hóa lỏng. Quá trình này có thể xảy ra trong tự nhiên hoặc được tiến hành nhân tạo. Nhìn chung, nam châm Neodymium thiêu kết có khả năng chống Oxy hóa tương đối tốt, bảo quản được lâu dài.

Thế nhưng, phương pháp này cũng bộc lộ một vài nhược điểm. Giá thành cao, cần có đủ máy móc chuyên dụng, mất nhiều thời gian,… là những điểm khiến cho thiêu kết không được ưa chuộng. Dù sao, đây cũng là một cách để bảo quản tốt chất lượng của nam châm Neodymium.

Và cuối cùng… Bảo quản bằng cách thông thường

Đối với từng điều kiện môi trường sẽ có đa dạng cách thức để bảo quản nam châm Neodymium. Tuy nhiên, nếu quá bận rộn hoặc không có đủ không gian để làm việc này, bạn có thể thử những cách như:

  • Sử dụng các vật liệu kháng từ tính để bảo quản như hộp gỗ
  • Để nơi thoáng mát, có nhiệt độ vừa phải, tránh nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
  • Vệ sinh đều đặn sau mỗi lần sử dụng, tránh để tình trạng mạt sắt bám lâu ngày gây ăn mòn
  • Đặt một thanh sắt non ở giữa các cực của nam châm Neodymium để tránh tình mất dần từ tính

Đọc đến đây thì hi vọng rằng các bạn đã có thêm những hiểu biết về bảo quản và chống Oxy hóa ở nam châm Neodymium. Dù là một sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi trội song để có thể sử dụng lâu dài đòi hỏi người dùng cần có những cách thích hợp để bảo vệ nam châm khỏi các tác nhân gây hại.

Mong rằng bạn đọc sẽ tìm ra được phương pháp bảo quản phù hợp nhất tùy theo tình hình hiện tại.

Tin tức khác có thể bạn quan tâm đến: