Năm 1885, Neodymium được tìm ra bởi nhà hóa học người Áo Carl Auer von Welsbach. Ông được xem là cha đẻ của nguyên tố đất hiếm hay còn gọi là Neodymium. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại đất hiếm này nhé!
Tính chất hóa học của Neodymium
Neodymium là một loại chất rắn có màu xám bạc với ký hiệu nguyên tử là Nd, số hiệu nguyên tử là 60. Là một trong những kim loại đất hiếm Lanthanide hoạt tính nhất và dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với môi trường ngoài. Neodymium được bảo quản trong dầu hoặc được bọc trong các nhựa kín. Chúng có thể được mạ Coban, kẽm hoặc Niken để tránh bị ăn mòn, oxy hóa.
Nghĩa của từ Neodymium
Từ “Neodymium” nguyên có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp cổ. Neos có nghĩa là mới, Didymos có nghĩa là sinh đôi. Gộp hai từ này lại sẽ có nghĩa là “sinh đôi mới”.
Phân bố
Dù là đất hiếm nhưng Neodymium lại không hề “hiếm” một chút nào. Nó nằm chủ yếu nằm trong các hợp chất và được tách ra để lấy riêng. Nó phân bố chủ yếu ở các khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Brasil, Mỹ… Trung Quốc là một trong những nước có trữ lượng Neodymium lớn nhất thế giới. Đa phần các loại nam châm đất hiếm được sản xuất tại quốc gia này.
Rủi ro về ô nhiễm trong việc khai thác và sản xuất hợp kim Neodymium
Theo các nhà khoa học, quá trình sản xuất Neodymium từ nguyên liệu quặng thô đã có những tác động không tốt đến môi trường. Bởi ẽ, cần có nhiều công đoạn và sử dụng một lượng lớn các tài nguyên khác nhau để sản xuất Neodymium.
Ứng dụng của Neodymium
Neodymium được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống để sản xuất nam châm nam châm đất hiếm. Bên cạnh đó, hợp kim này còn sở hữu những ứng dụng rất phong phú, gồm có:
- Dùng để chế tạo, sản xuất các bo mạch điện tử và hệ thống âm thanh của máy tính, điện thoại
- Sản xuất các thiết bị y tế như máy MRI và motor sử dụng trong máy phát điện
- Sản xuất đồ chơi cho trẻ em, đặc biệt là các đồ chơi sáng tạo
- Chế tạo các đệm sử dụng cho tàu điện siêu tốc ở các nước phát triển như Nhật Bản, Đức,…
- Là lựa chọn hàng đầu và đáng tin cậy của các thương hiệu sản xuất loa cao cấp hàng đầu thế giới
Cuộc chiến Neodymium (đất hiếm) tại Trung Quốc
Cuộc chiến về đất hiếm hiện đang diễn ra vô cùng căng thẳng giữa 2 nước về kim loại từ tính này là Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay, 70% sản lượng đất hiếm trên toàn cầu là do Trung Quốc nắm giữ. Vì vậy, sản lượng đất hiếm được khai thác hàng năm cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi nước này. Đây là nguồn nguyên liệu chính yếu của một số ngành công nghiệp “mũi nhọn” của thế giới. Trong khi đó, Mỹ hiện có 1.4 triệu m3 đất hiếm, và họ cũng đang gây sức ép về vấn đề này lên chính phủ Trung Quốc. Trong tương lai cuộc chiến về đất hiếm sẽ vẫn còn tiếp diễn và hiện tại chưa có hồi kết giữa hai siêu cường này.
Những rủi ro và ảnh hưởng không tốt trong quá trình khai thác, sản xuất Neodymium
Mặc dù thế, vào năm 2015, giá cả của đất hiếm sụt giảm mạnh do sự mất cân bằng về cán cân cung – cầu. Điều này đã khiến cho các khách hàng lớn trên toàn cầu cảm thấy kém hứng thú và hấp dẫn. Chính trong năm này, ngành công nghiệp khai thác đất hiếm chịu lỗ nặng nề do không nhận được sự đầu tư, quan tâm của chính phủ các nước. Những quốc gia này cũng sở hữu nguồn đất hiếm dồi dào nhưng đã trở nên dè dặt trong việc hợp tác với Trung Quốc.
Việc khai thác quá mức, thiếu kiểm soát của Trung Quốc đã dần dà khiến cho môi trường không khí, đất và nước của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, góp phần làm tăng khối lượng phát thải nhà kính, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,… Thế nên, sở hữu nhiều đất hiếm không đồng nghĩa với việc phát triển về mọi mặt mà cần chú ý đến những khía cạnh, vấn đề khác trong quá trình khai thác và sử dụng.
Xem thêm:
- Nam châm neodymium là gì
- Cấp độ từ tính của nam châm neodymium
- Nhà khoa học CARL AUER VON WELSBACH là ai