BARIUM FERRITE LÀ GÌ

Barium ferrite

Barium được bắt nguồn từ tiếng Pháp. Bari có ký hiệu nguyên tử là Ba, có số thứ tự 56 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Với khối lượng nguyên tử là 137.33 đơn vị cacbon. Là một kim loại kìm thổ và có tính độc. Chúng được ứng dụng để tạo ra nam châm gốm Barium Ferrite.

Barium được tìm ra vào năm 1774. Humphry Davy tại Viện Hoàng gia ở London. Ông đã sản xuất nó bằng cách điện phân Bari Hydroxit vào đầu những năm 1800.

Barium là một chất rắn kim loại, có màu bạc xám. Chúng dễ bị oxy hóa và phai màu khi tiếp xúc với môi trường không khí (chưa được khử oxy hóa).

Hình minh họa nguyên tố hóa học Barium:

Barium

Barium Ferrite hay còn gọi là nam châm đen hoặc nam châm gốm với công thức hóa học là BaFe12O9. Được tạo thành bởi Fe2O3 (Sắt 3 Oxit) và BaO (Barium Oxit).

Nam châm Ferrites hiện nay bao gồm 2 loại là Strontium FerriteBarium Ferrite. Đồng thời, đây cũng là hai loại có mặt phổ biến nhất trên thị trườn ở thời điểm hiện tại.

Barium Ferrite được phát hiện vào năm 1950 và được thương mại hóa vào những năm sau đó.

Hiện nay, loại Barium không còn phổ biến như loại Strontium Ferrite do độc tính cao, khó sản xuất và không mang tính kinh tế cao. Bên cạnh đó, các đặc tính của Barium Ferrite đã trở nên kém hơn, không đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng sau này như nam châm Strontium Ferrite.

Thông số kỹ thuật của hợp kim Barium Ferrite:

Thong-so-ky-thuat-cua-Barium-Ferrites

Ứng dụng của nam châm Barium Ferrite

Ngày trước, Barium Ferrite được ứng dụng để sản xuất các loại nam châm ferrite. Hiện nay, chúng được ứng dụng trong sản xuất nam châm điện, khớp nối, đồ chơi lắp ghép, sáng tạo và loa phóng thanh. Hiện tại, nó dần được loại bỏ vì đã có loại khác thay thế phù hợp hơn. Lý do chính là vì giá thành và sự an toàn đối với sức khỏe của con người.

Nam châm Barium Ferrite còn được sử dụng trong một số liệu pháp trị liệu từ tính tại các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nam châm Barium Ferrite chỉ có thể hoạt động tốt ở môi trường có nhiệt độ ở mức trung bình và không có lực tác động mạnh. Lý do là vì loại nam châm này có kết cấu giòn, dễ vỡ nát và khả năng chịu nhiệt không cao.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.