Tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam

dat hiem

Trữ lượng và sự phân bố đất hiếm tại Việt Nam:

Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Tiêu biểu các loại tài nguyên khoáng sản như dầu khí, than đá, quặng Apatit, quặng sắt và các loại dầu khí. Các nguồn tài nguyên này tập trung hầu hết và trải dài trên lãnh thổ Viêt Nam từ bắc đến nam. Và cả vùng biển Đông của Việt Nam. Chúng chủ yếu phân bố dọc bờ biển, tại trung du và miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. Vùng biển Đông Việt Nam chủ yếu là các loại dầu mỏ, dầu khí và khí đốt.

Những nguồn tài nguyên kể trên rất quan trọng và phục vụ hầu hết vào công cuộc sản xuất và phát triển đất nước. Trong đó, phải kể đến nguồn tài nguyên đất hiếm, chúng cũng là một trong những khoáng sản quan trọng phục vụ cho công nghiệp sản xuất chế tạo của nước ta nhưng chưa được khai thác triệt để.

Đất hiếm tại Việt Nam chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, tập trung tại các tỉnh như Yên Bái, Lai Châu và Lào Cai… Đồng thời các tỉnh phía nam cũng phân bố rải rác nguồn tài nguyên này như Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận…. Tính đến nay trữ lượng đất hiếm của Việt Nam chúng ta là tầm 22 triệu tấn và có thể cao hơn. Xếp vị trí thứ 3 trên thế giới về trữ lượng đất hiếm. Với trữ lượng rất lớn thì đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và cần được bảo vệ tốt trong tương lai.

Lịch sử thăm dò đất hiếm:

Vào năm 1958, tại khu vực phía Bắc thì tài nguyên đất hiếm đã được thăm dò tại mỏ Nậm Xe (Lai Châu). Ước tính tại mỏ này thì trữ lượng tầm 7,8 triệu tấn. Thời gian sau đó được thăm dò tại các mỏ khác như Đông Pao và Mường Hum.

Vào năm 1974 thì đất hiếm được thăm dò tại các tỉnh phía nam và tại đây cũng phân bố trữ lượng cao. Hầu hết trữ lượng đất hiếm được thăm dò và nghiên cứu khai thác bởi Tổng công ty Khoáng sản VN thuộc Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản VN viết tắt là TKV.

Theo báo tuoitre.vn

Bảo vệ và khai thác tài nguyên đất hiếm:

Với vai trò quan trọng và tiềm năng của đất hiếm. Việc bảo vệ và khai thác chúng cần phải được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại và có kế hoạch trong tương lai.

Khai-thac-dat-hiem
Khai thác đất hiếm tại Việt nam

Các tài nguyên khoáng sản trên thế giới hiện nay nói chung và tại Việt Nam nói riêng sẽ ngày dần cạn kiệt do nhu cầu khai thác quá mức của con người. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ và ngăn chặng các tình trạng khai thác trái phép các nguồn tài nguyên này. Tránh bị thất thoát và khai thác kém hiệu quả. Tại Việt Nam chúng ta hiện nay, việc khai thác các quặng đất hiếm để sản xuất nam châm đất hiếm diễn ra tương đối ít, và chủ yếu khai thác các quặng thô nhưng chưa sản xuất và tạo ra các sản phẩm cụ thể để tăng giá trị cũng như giảm thiểu rủi ro cạn kiệt tài nguyên này khi xuất khẩu quặng thô.

Vì vậy, các đơn vị khai thác cần phải nâng cao trình độ và máy móc chuyên nghiệp, để tiềm năng đất hiếm là một trong những thế mạnh kinh tế của chúng ta. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tránh phụ thuộc vào các quốc gia khác. Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào để đáp ứng sản xuất các thiết bị trong nước. Cũng như tăng sự thu hút của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ứng dụng quan trọng của đất hiếm vào sản xuất:

Hầu hết các thiết bị và sản phẩm trên thế giới hiện nay đều sử dụng đất hiếm. Vì đất hiếm là nguyên liệu chính sản xuất ra nam châm vĩnh cửu hoặc các vật liệu, thiết bị liên quan đến từ tính. Chúng được áp dụng vào sản xuất các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất chế tạo máy móc, ô tô, các thiết bị điện và điện tử-viễn thông. Hầu như tất cả các thiết bị máy móc điện tử quan trọng đều sử dụng đến tài nguyên này. Vì vậy, chúng ta phải ra sức bảo vệ và khai thác chúng hiệu quả và bền vững.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.