Lý do vì sao nam châm không thể hút được vàng

nam-cham-khong-hut-duoc-vang

Nam châm là một vật đã trở nên quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Hầu như tất cả mọi thiết bị, máy móc hiện nay đều có sự góp mặt của chúng. Tuy nhiên, lực từ tính của nam châm lại khá “kén cá chọn canh”. Và đó cũng là nguyên do mà vàng không thể được hút bởi nam châm. Thông tin bên dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn sâu sắc hơn về khía cạnh này.

“Đãi cát tìm vàng” nhưng chả có ai lại “đãi” kim loại để tìm vàng

Vàng là kim loại quý hiếm, có giá trị rất cao và ổn định trên thị trường. Từ thời cổ đại, vàng đã được dùng trong thông thương như một loại tiền tệ. Trong nhiều trường hợp, vàng còn có thể dùng làm vật ngang giá với tiền. Điều này đúng với chế độ tiền tệ bản vị vàng đã từng được áp dụng trong quá khứ. Vì có ảnh hưởng không nhỏ đối với kinh tế thế giới nên thậm chí trong dân gian đã có câu “đãi cát tìm vàng”. Tuy nhiên, ở góc nhìn khoa học, điều này lại hoàn toàn không hề khả thi nếu sử dụng nam châm. Bởi lẽ, vàng thường không lẫn với các kim loại khác mà nằm sâu dưới những tầng đất đá.

Vì, thành thực mà nói, vàng là kim loại không hề có từ tính. Và nó thậm chí còn không được phân loại là sắt từ.

Chỉ một số kim loại có thể bị hút bởi nam châm mà thôi

Các nhà khoa học lẫn địa chất học đã chứng minh rằng chỉ có các kim loại như cobalt, niken, urani, bạch kim, vonfram, liti, thép non,… là có thể được hút bởi nam châm do có lực từ. Điều kiện để một vật kim loại có thể được hút bởi nam châm chính là sở hữu từ tính đủ mạnh để tạo ra từ trường. Đáng buồn thay, đồng thau, chì, kẽm, vàng, bạc,… không thể đáp ứng được điều kiện ấy vì từ tính quá yếu. Và thế là chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi vì sao nam châm không hút được vàng.

Tuy vậy, trong cái rủi lại ló cái may, nếu vàng có thể bị hút được bởi nam châm thì những gã đào vàng và công ty khai mỏ sẽ chẳng cần đến máy móc nào khác ngoài nam châm. Chẳng mấy chốc, toàn bộ trữ lượng vàng trên thế giới sẽ bị khai thác đến cạn kiệt. Và bọn trộm cướp cũng không còn cần đến thủ thuật tinh vi để trộm vàng hay trang sức. Chỉ cần một cái nam châm đủ mạnh và chủ nhân sẽ phải kinh hoàng.

Một cách thú vị và hữu ích để kiểm tra độ nguyên chất của vàng

Nam châm không hút được vàng có thể là một điều đáng tiếc. Thế nhưng, chính tính chất vật lý này lại mang đến một ý tưởng hay ho: dùng nam châm để thử vàng. Trước đây, “lửa thử vàng, gian nan thử sức” nhưng giờ đây từ tính cũng có thể “thử sức”. Bạn có thể trộn lẫn vàng với hai lọ chứa kim loại có từ tính và ngược lại để kiểm chứng. Các mẩu vụn vàng li ti sẽ ở lại trong lớp kim loại không có từ tính và ở yên một chỗ trong lọ còn lại.

cacthoivang
Vàng từ xưa đã luôn “hiếm có khó tìm” nên giờ nam châm cũng khó mà hút được vàng

Bạn có thể nghĩ rằng đây chỉ là một thí nghiệm “vô thưởng, vô phạt”. Thế nhưng, bạn sẽ không ngờ rằng đây là một cách khá phổ biến để kiểm tra độ tinh khiết của vàng. Cách này được áp dụng để nhận biết vàng “đểu” và vàng thật. Nếu là loại vàng rởm, bị pha sắt thì chúng sẽ nhanh chóng bị nam châm hút vào. Ngược lại, nếu là vàng thật, chúng vẫn sẽ “án binh bất động”. Cách thử vàng này sẽ ít gây tổn hại đến chất lượng vàng, lại có độ chuẩn xác khá cao. Ngoài ra, cách thử này còn có thể áp dụng với số lượng lớn.

Kết luận chung

Sở dĩ nam châm được dùng chủ yếu để phân biệt kim loại vì đa phần các vật dụng hiện nay đa phần được sản xuất từ sắt. Dĩ nhiên, nam châm vẫn sẽ phát huy được công năng của nó. Trớ trêu thay, vàng cũng là một kim loại nhưng lực từ tính lại gần như không có. Chính vì lý do này mà nam châm không tài nào có thể hút được vàng.

Để tiến hành khai thác vàng từ quặng hoặc mỏ, cần có sự kết hợp của nhiều máy móc, thiết bị khác nhau. Chúng ta không thể nào săn một kho tiền vàng cổ bằng nam châm rà tìm kim loại – trừ khi đó là một cảnh phim hoạt hình.

Bài viết có liên quan: