Nam châm khuấy phủ Teflon – Hiệu quả cao đến khó tưởng

nam-cham-khuay-boc-teflon

Có lẽ rằng bạn đã quá quen với các chất liệu vỏ bọc của nam châm như inox 304 hay 506. Tuy nhiên, đối với các môi trường đặc thù thì một vỏ bọc chất lượng luôn được cần đến. Do đó, chất liệu Teflon đã khẳng định được “chỗ đứng” của mình khi có thể chống chịu tốt với hầu hết các hóa chất hay nhiệt độ cao. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu chi tiết hơn về loại nam châm khuấy có lớp phủ Teflon này nhé!

Sức mạnh vượt trội của lớp phủ Teflon đối với nam châm khuấy

Chất liệu này còn có một tên gọi khác là PTFE. Lớp phủ dạng này được ra đời nhằm tránh làm hao mòn, lãng phí trong quá trình bảo quản, hoạt động của máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, giờ đây, nam châm khuấy phủ Teflon đã chứng minh được một tiềm năng ứng dụng mới. Sở dĩ có sự kết hợp này là vì Teflon không có từ tính và có thể chịu ăn mòn, chịu nhiệt và ngoại lực tốt hơn so với inox. Điều này khiến cho nó trở thành một vật liệu lý tưởng để làm vỏ bọc cho loại nam châm khuấy. Nhờ đó, sản phẩm này có thể hoạt động trong bất kỳ môi trường làm việc nào với tuổi thọ cao.

nam-cham-khuay
Nam châm khuấy có rất nhiều kiểu dáng lẫn kích thước tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng

Mặc dù sở hữu hiệu năng bảo vệ vượt trội đến thế nhưng chất liệu này lại chỉ mới ra đời chưa tròn 100 năm. Teflon hay PTFE lần đầu tiên được khám phá vào năm 1938 và trước đó chỉ chủ yếu dùng cho đồ gia dụng.

Chất liệu Teflon cao cấp có những ưu và nhược điểm nào hiện nay?

Phủ sơn Teflon chống dính kim loại được xem là một bước đột phá mới của công nghệ vật liệu bởi ưu điểm hạn chế chi phí cần thiết cho các doanh nghiệp. Từ đó, giảm thiểu được tối đa việc lãng phí của các dây chuyền sản xuất cũ. Thêm vào đó, sự ứng dụng rộng rãi của chất liệu PTFE cũng góp phần đa dạng hóa chất liệu có thể dùng để bọc nam châm, nhất là nam châm khuấy.

Bên cạnh đó, một số ưu điểm của nam châm khuấy bọc Teflon gồm có như sau:

  • Cho khả năng chống chịu các tác nhân gây hại nổi trội hơn các loại inox như 304, 506
  • Đằng sau lớp vỏ bọc là một nam châm đất hiếm Neodymium nên lực từ là vô cùng mạnh
  • Lớp vỏ bọc PTFE có thể chống chịu nhiệt độ lên đến 260 độ C nên có thể làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao.
  • Đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và kích thước để bạn có thể lựa chọn
  • Do có khối lượng không quá nặng nề như inox nên chúng ứng dụng rất rộng rãi, bao gồm y tế, nghiên cứu, kỹ thuật hóa,…
  • Nam châm khuấy vì được bọc chất liệu Teflon cao cấp nên thường được dùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm hóa, vật lý,…

Tuy vậy, loại vỏ bọc này cũng có một nhược điểm khá “chua chát” đó chính là… giá thành cao.

Các ứng dụng tiêu biểu của nam châm khuấy phủ Teflon là gì?

Có thể nói, lớp phủ Teflon đã mang đến những ứng dụng mới mẻ hơn cho nam châm khuấy. Dòng sản phẩm này hiện đang được áp dụng chủ yếu trong:

  • Dùng trong các phòng thí nghiệm vật lý, hóa, y sinh,… mà cụ thể là máy khuấy từ gia nhiệt. Máy này sử dụng lực từ để hòa tan các hỗn hợp dung dịch
  • Ứng dụng trong một số loại máy móc trong lĩnh vực cơ khí như các chi tiết máy cần khả năng chịu nhiệt tốt
  • Có thể được sử dụng để kháng siêu âm thanh hoặc độ ăn mòn cao của các dung dịch như Acid Sulfuric
Nam châm khuấy phủ Teflon thường có gam màu trắng chủ đạo và phổ biến với kiểu dáng thỏi dài đầu tròn

Và có một điều mà có thể bạn chưa biết. Teflon và PTFE thực chất là “tên tuy hai nhưng người chỉ một”. Sở dĩ tên gọi của chúng có sự phân biệt là do PTFE là tên của hợp chất cấu thành nên chất liệu còn Teflon là tên gọi mang tính thương hiệu đã được đăng ký bản quyền. Vì thế, bạn có thể dùng hay tên gọi này luân phiên với nhau mà không sợ bị nhầm lẫn.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn thú vị về nam châm khuấy phủ Teflon.

Các tin tức khác: