Hầu hết mọi nguồn khoáng sản và tài nguyên của mỗi quốc gia đều rất quan trọng. Chúng toát lên được sự đa dạng và tiềm năng lớn của quốc gia đó ở phía trước. Một số nước, như ở vùng Trung đông chẳng hạn, nguồn tài nguyên lớn nhất của họ là dầu mỏ.Với trữ lượng rất lớn, họ chính là nguồn cung dầu thô cho toàn cầu. Đem lại cho các quốc gia ở khu vực này lợi nhuận khá cao và làm phát triển kinh tế của vùng đó điển hình như UAE (các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Oman hay thậm chí cả Iran.
Ở Nam Phi, nguồn tài nguyên về vàng cũng rất lớn, họ ra sức khai thác và đem lại lợi nhuận cho quốc gia mình, nhưng kèm theo đó là những hệ lụy khôn lường đang chực chờ phía trước. Vì vậy cần có kế hoạch và dự án khai thác hiệu quả. Để duy trì và phát triển bền vững lâu dài.
Giới thiệu về các mỏ đất hiếm tại Việt Nam chúng ta:
Ở Việt Nam chúng ta, với vị trí địa lý thuận lợi bao gồm bờ biển trải dài, cao nguyên và núi ăn sát ra biển. Bên trong đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng rất dồi dào và phong phú. Nổi bật nhất đó chính là các mỏ than đá ở vùng núi phía Bắc, cụ thể là ở Quảng Ninh. Với trữ lượng cả nước tầm 3.5 tỷ tấn và có thể cao hơn nữa, thì đó chính là thế mạnh của chúng ta.
Ngoài than đá, thì các loại khoáng sản khác có trữ lượng cao nữa như đá vôi, hoặc quặng Apatit. Và trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến một loại khoáng sản khác có tiềm năng và trữ lượng cao không kém. Đó chính là đất hiếm.
Theo các chuyên gia về địa chất và khoáng sản ở Việt Nam, thì trữ lượng đất hiếm của Việt Nam rơi vào khoảng 22 triệu tấn trên toàn lãnh thổ vào năm 2018, và nếu được nghiên cứu sâu và kỹ lưỡng hơn có thể cao hơn nữa.
Đất hiếm ở nước ta chủ yếu tập trung tại các vùng núi phía Bắc, ở các tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và phân bố trải dài tại các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ và Trung Bộ như Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận…
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số mỏ đất hiếm tiêu biểu ở nước ta:
Mỏ đất hiếm Nậm Xe
Nậm Xe là một xã nằm ở huyện Phong Thổ, thuộc tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Với diện tích 125,98 km2. Đây là một xã vùng núi, phía bắc giáp với Trung Quốc. Cách thành phố Lai Châu khoảng 35km về hướng Bắc. Đây là nơi có nguồn khoáng sản đất hiếm dồi dào, hiện nay vẫn đang còn sơ khai và chưa được khai thác nhiều.
Mỏ đất hiếm Đông Pao
Đông Pao là một mỏ đất hiếm thuộc xã Bản Hon, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Cách thành phố Lai Châu về phía nam khoảng 20km. Gần với nóc tòa nhà Đông Dương “Phan-Xi-Păng”. Là một xã vùng núi ở tỉnh Lai Châu với diện tích 53,99km2. Tại đây với mỏ Đông Pao là một mỏ đất hiếm với trữ lượng được thăm dò tầm 12 triệu tấn.
Mỏ đất hiếm Mường Hum
Mường Hum là một xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Với diện tích là 26,84km2. Cách thành phố Lào Cai về hướng Tây tầm 50km. Nơi đây với nguồn khoáng sản đất hiếm dồi dào và cũng có trữ lượng cao.
Theo đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình các kiểu mỏ đất hiếm ở Tây Bắc Việt Nam” thuộc Liên đoàn Địa chất Xạ – Hiếm thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam của ThS. Nguyễn Trung Thính thì đã:
“Xác lập được các tiêu chí xây dựng mô hình mỏ ở Tây Bắc Việt Nam trên cơ sở đối sánh với các tiêu chí mô hình mỏ của thế giới gồm đặc điểm đá chứa quặng, đặc điểm hình thái, phân bố thân quặng, thành phần vật chất quặng đất hiếm, đặc điểm địa hình – địa mạo, môi trường thành tạo quặng, tuổi thành tạo, nguồn gốc thành tạo…
Đã xây dựng được 5 kiểu mô hình mỏ ở khu vực Tây Bắc Việt Nam gồm kiểu mỏ carbonatit (mỏ đất hiếm Bắc Nâm Xe, Đông Pao); kiểu mỏ dạng mạch (mỏ đất hiếm Nam Nậm Xe); kiểu mỏ sắt – đất hiếm (mỏ đất hiếm Yên Phú); kiểu mỏ laterit dạng hấp thụ ion (mỏ đất hiếm Bến Đền); kiểu mỏ sa khoáng eluvi – deluvi (mỏ đất hiếm Mường Hum).
Trong đó kiểu mỏ carbonatit là kiểu mỏ có quy mô lớn nhất và phân bố tập trung tạo thành một vùng quặng đất hiếm ở Tây Bắc Việt Nam.”
Các mỏ đất hiếm tại Việt Nam ở khu vực dọc biển bắc Trung Bộ và Trung Bộ:
- Các mỏ đất hiếm tại các vùng này với trữ lượng thấp nhưng là tiềm năng không thể bỏ qua như mỏ Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Cẩm Hòa, Cẩm Thượng tại Hà Tĩnh.
- Mỏ Kẻ Sung ở Thừa Thiên – Huế
- Mỏ Cát Khánh ở Bình Định
- Mỏ Hàm Tân ở Bình Thuận
Hầu hết các mỏ đất hiếm với trữ lượng lớn đều tập trung ở miền núi phía bắc nước ta. Với số lượng dồi dào và tiềm năng lớn.
Khai thác đất hiếm
Hiện tại, các nguồn tài nguyên đất hiếm này ở nước ta vẫn có khai thác nhưng chưa tập trung và còn nhỏ lẻ. Vì các vùng mỏ nằm ở vị trí đồi núi cao, vận chuyển đi lại khó khăn và các trang thiết bị khai thác còn thô sơ. Chưa hoạt động tối đa để khai thác hết các tiềm năng này. Đất hiếm chủ yếu do Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV phụ trách khai thác và nghiên cứu.
Tiềm năng lớn
Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản ở Việt Nam là một trong những thế mạnh và của cả quốc gia. Bất cứ tiềm năng nào cũng mang lại giá trị cao cho con người và sự phát triển của quốc gia đó.
\Chúng ta phải biết cách khai thác và gìn giữ những tài nguyên quan trọng này, làm tiền đề cho sự phát triển và thay đổi đất nước.
Kinh doanh đất hiếm
Với trữ lượng 22 triệu tấn trên khắp đất nước, đất hiếm được thương mại hóa và là nguồn sản phẩm chủ đạo trong tương lai là điều không thể thiếu. Chúng ta phải biết tận dụng và khai thác tối đa.
Vì đất hiếm là nguồn nguyên liệu dồi dào tạo nên nam châm đất hiếm, như các loại nam châm viên, nam châm lọc tách sắt, nam châm giáo dục, nam châm dẻo cuộn. Chúng được ứng dụng trong đời sống cao và làm tiền đề để sản xuất các thiết bị từ tính, linh kiện máy móc phục vụ y tế, giáo dục,quốc phòng và sản xuất động cơ điện. Là nguyên liệu tạo nên các thiết bị công nghệ cao trong sản xuất ô tô, máy móc.
Chúng ta phải ra sức bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên này. Khai thác hợp lý có kế hoạch, để tương lai Việt Nam chúng ta là một cường quốc đi đầu về đất hiếm.
Xem thêm:
- Nam châm ferrite là gì?
- Nam châm điện là gì? Cách tạo ra một nam châm điện có phức tạp hay không?
- Ai là cha đẻ của nguyên tố đất hiếm Neodymium?