Đất hiếm tại Triều Tiên – Điều bí ẩn

Tổng trữ lượng đất hiếm hiện nay trên toàn thế giới vào khoảng 120 triệu tấn. Chúng tập trung chủ yếu ở các quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Việt Nam, Brazil… Tuy vậy, trữ lượng đất hiếm của một quốc gia “tự cung, tự cấp” phần lớn như Triều Tiên vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau nhé!

Đôi nét về đất nước Triều Tiên – nơi mà nhân quyền rất “xa xỉ”

Triều Tiên là quốc gia nằm ở phía Bắc thuộc bán đảo Triều Tiên. Nằm tại vùng Đông Á của Châu Á, phía bắc giáp với Trung Quốc và Nga, phía nam giáp với Hàn Quốc.

Hinh-anh-tu-xa-cua-thu-do-Binh-Nhuong-Trieu-Tien

Hình ảnh từ xa của thủ đô Bình Nhưỡng – Triều Tiên. Nguồn: Wikipedia.org

Với diện tích vào khoảng 120.540 km2. Thủ đô chính của quốc gia này là  Bình Nhưỡng và người đứng đầu hiện nay là chủ tịch Kim-Jong-Un.

Tại quốc gia Bắc Triều Tiên này, thì tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản của họ rất lớn. Theo báo cáo của tập đoàn KORES (Tập đoàn Tài Nguyên và Khoáng Sản của Hàn Quốc) thì ở Triều Tiên đang sở hữu tầm khoảng 6 tỷ tấn quặng Magiêzit, 2 tỷ tấn than chì, 5 tỷ tấn quặng sắt và 250.000 tấn quặng vonfram. Chúng có thể được ứng dụng để sản xuất dây tóc bóng đèn. Ước tính giá trị khoáng sản của quốc gia này lên đến 2.800 tỷ USD. Một con số khá cao và đáng mơ ước đối với các quốc gia sở hữu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản.

Cũng theo Jangju, ở Triều Tiên đang sở hữu trữ lượng đất hiếm tầm 216 triệu tấn. Cả thế giới hiện sở hữu trữ lượng đất hiếm tầm 120 triệu tấn, nhưng ở Triều Tiên thì con số đó còn gấp đôi? Quả là sản lượng đất hiếm tại Triều Tiên rất lớn.

Nghi vấn được đặt ra về trữ lượng đất hiếm của Triều Tiên

Tuy con số đó chưa thật sự chính xác và còn nhiều nghi ngờ. Nhưng đối với quốc gia bí ẩn như Triều Tiên, thì chúng ta vẫn nên đặt vào “vòng nghi vấn”.

Trong các con số thống kê trên thế giới, thì trữ lượng đất hiếm hầu như chỉ thống kê ở tất cả các nước có trữ lượng cao như Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Hoa Kỳ, Nga… nhưng không có Triều Tiên trong đó, thì liệu lượng đất hiếm ở quốc gia này lớn như thế nào, đó thật sự là một bí ẩn cần giải đáp.

Với tình thế hiện tại như Triều Tiên thì nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên trong nước của họ thật sự là một lợi thế không nhỏ. Đây có thể là nguồn lợi dùng để trao đổi để nhận về máy móc, thiết bị cho “anh bạn vàng” Trung Quốc láng giềng cùng ý thức hệ.

Qua bài viết này, chúng  ta cũng có thể đánh giá được rằng, nguồn tài nguyên đất hiếm trên thế giới đang rất dồi dào và không thể cạn kiệt trong tương lai gần. Và chúng không thực sự “hiếm” như tên gọi “đất hiếm” của nó.

Vì vậy, với sự phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ như hiện nay, thì tiềm năng các sản phẩm tiên tiến từ đất hiếm sẽ rất tươi sáng. Là chìa khóa để con người không ngừng phát triển và chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.