Từ trường của Trái Đất có thể tạo ra được điện?

Từ trường của Trái Đất mang trong mình rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết. Các ứng dụng chủ yếu hiện nay của từ trường đều nằm ở lĩnh vực công nghiệp. Thế nhưng, đối với đời sống của chúng ta, chúng lại có thể phát huy một công dụng khác. Và đó chính là khả năng tạo ra điện phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của con người sẽ được trình bày dưới đây.

Từ trường của Trái Đất tạo thành một lớp “lá chắn” vô hình trước các tia bức xạ và hạt vật chất độc hại đến từ vũ trụ

Sức mạnh “diệu kì” của từ trường Trái Đất mà ít người biết đến

Từ trường đã được phát hiện và nghiên cứu ngay từ thuở sơ khai của văn minh nhân loại. Nó chính là “tấm chắn” bảo vệ Trái Đất khỏi các tác nhân gây hại đến từ vũ trụ. Các tia bức xạ Gamma, bụi thiên thể,… vốn dĩ không gây hại cho con người là nhờ vào sự tồn tại của từ trường. Từ trường vươn ra ngoài vũ trụ hơn 60.000 km. Từ trường đi ra từ bán cầu Nam và đi vào phía bán cầu Bắc của Trái Đất. Hai nơi này được gọi là cực từ. Nó không trùng với cực Nam và cực Bắc địa lý mà cách nhau đến vài trăm cây số.

Ngoài chức năng kể trên, từ trường cũng có thể đóng vai trò là một nguồn năng lượng thay thế. Gần như vô tận và thân thiện với môi trường, đây được xem là một ý tưởng có khả năng áp dụng vào thực tiễn. Điều này sẽ hạn chế tình trạng thiếu điện trên toàn cầu cũng như ứng dụng vào một số lĩnh vực khác. Bằng cách này, lực từ tính sẽ được biến đổi thành động năng hoặc cơ năng. Từ đó, có thể thay thế các loại động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ý tưởng thú vị nhưng khó có thể ứng dụng vào thực tiễn hiện nay

Tuy nhiên, việc khai thác nguồn năng lượng từ tính này lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều chuyên gia về địa chất học đã nhận định rằng đây là một ý tưởng hay nhưng không khả thi. So với các nguồn năng lượng như gió, nước, Mặt Trời thì từ trường của Trái Đất lại vướng phải những khuyết điểm như sau:

Không đủ mạnh để có thể được khai thác lâu dài bởi con người

Như chúng ta đã biết, từ trường xuất phát từ lõi Trái Đất và được phân bổ rộng khắp nhờ vào hai địa cực. Thế nhưng, lượng điện năng mà con người có thể khai thác là rất ít. Lý do chính là vì từ trường của Trái Đất khá yếu và là dao động, biến thiên không ngừng. Đặc điểm vật lý này đã khiến cho ý tưởng trở nên tốn kém và không có tính khả dụng cao. Về cơ bản, năng lượng của từ trường không thể bì được với các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Cách thức khai thác phức tạp và vẫn chưa hoàn thiện, thống nhất

So với các nguồn năng lượng tái tạo khác, từ trường của Trái Đất vốn dĩ còn quá mới mẻ. Do đó, nhân loại vẫn chưa thể hoàn thiện được công nghệ khai thác hiệu quả. Dĩ nhiên, hiện tượng cảm ứng điện từ của Faraday đã làm được thông qua máy phát điện. Thế nhưng, nguồn điện được tạo ra từ máy phát điện lại quá ít. Bên cạnh đó, tiềm năng phát triển của năng lượng gió, nước,… vẫn còn quá to lớn. Vậy nên, các nhà khoa học lẫn tài phiệt đều không muốn mất thêm một khoản tiền khổng lồ vào việc nghiên cứu khai thác, sử dụng năng lượng của từ trường Trái Đất.

Thay vào đó, việc tập trung phát triển, hoàn thiện những nguồn năng lượng mới như Hydro chẳng hạn sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc.

Nikola Tesla đã từng thử nghiệm điều này nhưng kết quả lại không mấy khả quan

Vào đầu thế kỷ XX, nhà phát minh thiên tài Nikola Tesla đã tạo ra điện năng từ chính từ trường của Trái Đất. Đây được xem là một bước ngoặt to lớn lúc bấy giờ. Tuy vậy, lượng điện năng mà nhà khoa học này tạo ra là rất ít. Do đó, chúng không được chú ý nhiều đến so với thủy điện hay nhiệt điện.

Máy phóng – phát điện không dây có thể truyền tải năng lượng khắp nơi của Nikola Tesla

Tổng kết

Không phủ nhận rằng việc ứng dụng từ trường của Trái Đất vào sản xuất điện năng là một ý hay. Tuy nhiên, chính tính khả thi và kinh tế không cao đã khiến cho giới khoa học không chú tâm là mấy. Ý tưởng này chỉ có thể trở thành hiện thực trong một tương lai khá xa. Nói cách khác, khi mà các nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn dồi dào và không gây hại đến môi trường thì từ trường Trái Đất phải chờ đến “Tết Công – gô”.

Tin tức liên quan: