Nguyên tố đất hiếm Samarium là gì:
Samarium với tên gọi là Samari được tìm ra vào năm 1879 bởi nhà hóa học người Pháp France Lecoq de Boisbaudran. Samarium với ký hiệu nguyên tử là Sm.
Samarium là một nguyên tố trong các nguyên tố đất hiếm, nó nằm trong chuỗi lathanide với số hiệu nguyên tử là 62 trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép.
Tính chất hóa học của Samarium:
Samarium được tìm thấy ở các mỏ quặng và phân bố chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng đất hiếm cao như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Brazil, Việt Nam, Ấn Độ và quần đảo Greenland. Nó nằm trong các quốc gia có trữ lượng đất hiếm cao nhất thế giới. Hiện diện chủ yếu trên lớp vỏ trái đất và dễ khai thác vì các quặng của chúng nằm trên bề mặt trái đất với độ sâu thấp.
Samarium là một kim loại với độ cứng thấp, có màu trắng bạc và dễ bị oxi hóa khi tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Ứng dụng của samarium là gì vào sản xuất nam châm?
Samarium là một nguyên tố đất hiếm, vì vậy ứng dụng cụ thể và chủ yếu của nó là dùng để sản xuất nam châm đất hiếm. Giống như Neodymium, Samarium trên thị trường được biết đến dưới dạng nam châm Samarium Coban (Smc) chúng được sản xuất dựa trên sự kết hợp giữa đất hiếm Samarium và hợp chất coban, có thể pha trộn một số loại hợp chất khác như sắt, đồng hoặc titan…
Samarium còn được ứng dụng làm nguyên liệu để chế tạo các động cơ, thiết bị trong nghành điện-điện tử. Dùng làm các phụ kiện có từ tính. Ứng dụng trong khoa học nghiên cứu và y tế , quân sự, viễn thông. Ứng dụng vào các sản phẩm thế hệ mới để tạo ra các loại thiết bị có năng lượng làm việc hiệu quả.
Các loại nam châm Samarium coban thường được đúc thành khối, như các khối vuông, tròn, chữ nhật hoặc cong dùnng làm các loại nam châm viên trong đời sống. Vì tính chất của nó chịu được nhiệt độ cao lên đến 5000C mà không bị mất đi từ tính nên dễ dàng sử dụng làm động cơ, ro to, cánh quạt hoạt động sinh ra nhiệt cao.
Xem thêm:
- Đất hiếm là gì?
- Nam châm smco là gì?
- Các quốc gia có trữ lượng đất hiếm cao nhất thế giới
- Tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam