Không phải kim loại nào cũng có từ tính

Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật hiện nay, loài người đã khám phá hầu hết các kim loại. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là tất cả đều phát ra từ tính. Thế nên, nam châm chỉ có thể tác dụng lực hút lên một số nguyên tố nhất định. Và bài viết sau sẽ mang đến cho bạn những kiến thức không thể bổ ích hơn về khía cạnh này trong cuộc sống.

Chỉ một vài kim loại và hợp kim là sở hữu từ tính

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chỉ có bốn nguyên tố kim loại sau được công nhận là có từ tính, bao gồm:

  • Sắt
  • Cobalt
  • Niken
  • Thép

Và một vài hợp kim như:

  • Một số loại thép
  • Thép không rỉ (dùng trong các ngành sản xuất ô tô, vật liệu xây dựng,…)
  • Các hợp kim được sử dụng phổ biến để chế tạo nam châm như Ferrite, Alnico, Permalloy (một dạng hợp kim của Niken và sắt)
  • Hợp kim đất hiếm Neodymium để tạo ra nam châm có lực từ tính mạnh nhất hiện nay

Các kim loại và hợp kim kể trên, khi được làm nhiễm từ, sẽ tạo nên từ trường. Chúng thường được biết đến với tên gọi là “sắt từ”. Ở trạng thái bình thường, những kim loại này thường không phát ra từ tính mà chúng sẽ bị hút vào những đồ vật sản sinh ra từ trường. Về cơ bản, sau khi trải qua quá trình từ tính hóa, bản thân chúng sẽ trở thành những viên hoặc thanh nam châm.

Như thế, để có được lực từ ổn định và mạnh mẽ thì ta cần phải có hiểu biết nhất định về chúng. Điều này sẽ tránh gây ra những nhầm lẫn không đáng có.

Chúng ta cần căn cứ vào tính chất của từ trường có trong mỗi kim loại để xác định

Kế đến, cần phải chú ý đến một yếu tố khá quan trọng là đặc điểm lực từ.

Các loại lực từ quyết định đến mức độ từ tính của nam châm

Đặc điểm của những loại vật chất từ tính thường có ảnh hưởng nhất định đến cường độ. Có những loại quan trọng mà bạn cần phải biết sau đây:

  • Thuận từ: tức là lực từ theo hướng thuận. Vật chất dạng này thuận theo từ trường ngoài và có thể xuất hiện ở ô xít hoặc nhôm
  • Nghịch từ: đối nghịch với thuận từ. Các chất có nghịch từ không có momen và sản sinh ra hiệu ứng nghịch từ trường khá yếu. Chỉ có các kim loại siêu dẫn điện mới có thể gia tăng cường độ này.
  • Sắt từ: là loại vật chất khá quen thuộc với chúng ta. Dù là hợp kim hay kim loại thì chúng đều có khả năng hưởng ứng mạnh dưới tác dụng của từ trường ngoài. Ba loại sắt từ phổ biến nhất hiện nay là sắt, Niken và Cobalt.

Một ví dụ khá điển hình cho khía cạnh này đó chính là hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây cũng là một hiệu ứng từ trường khá phổ biến, góp phần tạo nên cơ chế vận hành của máy phát điện hiện đại ngày nay.

Những kim loại/hợp kim không sở hữu từ tính là gì?

Chúng ta cần lưu ý rằng nam châm sẽ không có tác dụng với một số kim loại/hợp kim sau:

  • Đồng
  • Đồng thau (đây là một loại hợp kim đồng)
  • Chì
  • Nhôm
  • Thiếc
  • Carbon
  • Bismuth
  • Apatit
  • Bô xít

Thông qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã có thể phân loại được hai “thái cực” này. Việc xác định hoàn toàn không phức tạp như bạn nghĩ. Hy vọng rằng kiến thức bổ ích và thú vị này sẽ có thể giúp ích cho các bạn.