Trong thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Chắc chắn các khái niệm về từ trường, cảm ứng từ và đường sức từ hầu như tất cả học sinh nào cũng từng được nghe qua và nhắc tới. Những khái niệm này sẽ làm cho ta gợi nhớ về những cục nam châm mà thầy cô hay làm các thí nghiệm cho chúng ta. Thì đấy chính là việc ứng dụng của nam châm vào trong giáo dục.
Từ quá khứ đến tương lai, trong nghành giáo dục luôn luôn muốn học sinh áp dụng những bài học của mình vào thực tiễn, để người học có đam mê và gợi nên trí tưởng tượng phong phú. Thì nam châm là một trong những ví dụ tốt nhất cho việc áp dụng này.
Vì sao chúng áp dụng được?
Vì nam châm nó thực tiễn, học sinh dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Nó không ảo và cũng không khó thấy như những ứng dụng khác. Vì sau này khi học sinh ra trường làm các nghành nghề như kỹ sư, bác sĩ, thợ chế tạo máy hay công nhân. Đều phải tiếp xúc với từ tính. Vì những vật liệu từ tính hầu như áp dụng vào mọi công việc và nghành nghề.
Những chiếc ô tô cũng cần phải có các vật liệu từ tính.
Những board mạch, tai nghe hay cả tivi, tủ lạnh cũng cần có những phụ kiện từ tính. Để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Thì nam châm là những nguyên liệu không thể thiếu để cấu thành.
Từ xa xưa người ta đã biết dùng nam châm để sản xuất la bàn, ứng dụng nó vào sản xuất bóng đèn… Thì ngày nay, việc ứng dụng nam châm vào khoa học kỹ thuật là điều tất yếu. Và giáo dục chính là nền tảng vững chắc để cho các ứng dụng này thành sự thật. Nam châm trường học sẽ giúp ích cho sự phát triển trí não và tính sáng tạo cho học sinh.
Ví dụ cụ thể của nam châm vào giáo dục là gì?
Trước hết, trong nghành giáo dục thường sử dụng các loại nam châm như nam châm chữ U, nam châm chữ I, nam châm móng ngựa và nam châm giáo dục tròn. Các nam châm này thường đem ra thí nghiệm và dẫn chứng về vật lý như tác dụng của nó lên các bột sắt, hình dung được đường sức từ như thế nào, sự dịch chuyển của các bột sắt ra sao và từ đó sẽ có được những gợi ý cho học sinh vào thực tế.
Việc ứng dụng nam châm vào lớp học là không thể thiếu đối với tất cả các trường học. Từ những bộ nam châm giáo dục sẽ giúp cho học sinh và giáo viên hình dung được các hiện tượng vật lý rõ hơn. Sắp xếp và hiểu được các thí nghiệm rõ hơn từ đó tạo ra trí tưởng tượng phong phú và tốt hơn.
Với những ứng dụng cao và thiết thực của nam châm. Hầu như trong trường học và giáo dục đều trang bị các bộ nam châm này.
Nam châm giáo dục được làm từ đâu?
Hầu hết các loại nam châm dùng trong giáo dục được sản xuất bằng loại nam châm Alnico vì giá thành của chúng rẻ và phù hợp để tạo các hình thù phù hợp cho nghành giáo dục. Cũng có một số được sản xuất từ nam châm đất hiếm hoặc nam châm Ferite nhưng với số lượng ít vì yêu cầu của chúng không đáp ứng bằng so với loại nam châm Alnico.
Các loại nam châm trong giáo dục hiện nay
Nam châm chữ U
Nam châm chữ U có hai cực, hai cực của nó được uốn cong thành hình chữ U. Việc uốn cong hình dạng nam châm khiến cho đường sức từ được tập trung vào giữa hai cực giúp cho lực từ được tăng lên đáng kể.
Nam châm chữ U là nam châm được sử dụng khá phổ biến. Thông số kỹ thuật của loại nam châm này như sau:
- Màu sắc: Màu xanh và đỏ, được khắc cực kí hiệu (N – S) ở hai đầu.
- Hình dạng: Hình chữ U
- Kích thước nhỏ nhất: 5 * 5 * 2 mm (dài * rộng * cao). Hoặc tùy chọn kích thước.
- Kích thước lớn nhất: 200* 200 * 50 mm (dài * rộng * cao). Hoặc tùy chọn kích thước.
- Chất liệu: Nam châm Neodymium (NdFeB) hoặc Aluminum Nickel Cobalt (Nam châm Alnico).
- Cấp độ từ tính: N27 – N52 đối với nam châm Neodymium Alnico2 – Alnico9 đối với Nam châm Alnico.
- Khối lượng: Tùy kích thước
- Ứng dụng: Thí nghiệm trong các trường học.
Nam châm chữ I
Thông số kỹ thuật nam châm chữ I của công ty Namchamvina.com như sau:
- Màu sắc: Màu xanh – đỏ được khắc cực (S – N) hai đầu.
- Hình dạng: Hình dạng chữ I hoa
- Kích thước nhỏ nhất: 50 * 10 * 10 mm (dài * rộng * cao). Kích thước có thể tùy chỉnh.
- Kích thước lớn nhất: 300 * 100 * 100 mm (dài * rộng * cao). Kích thước có thể tùy chỉnh.
- Chất liệu: Nam châm Neodymium (NdFeB) hoặc Aluminum Nickel Cobalt (Nam châm Alnico).
- Cấp độ từ tính: N27 – N52 đối với nam châm Neodymium Alnico2 – Alnico9 đối với Nam châm Alnico.
- Khối lượng: Tùy kích thước
Nam châm giáo dục tròn
Chúng có hình dạng giống như nam châm viên tròn hay loại nam châm ferrite vòng tròn. Giống như nam châm chữ U hay nam châm chữ I, nam châm tròn cũng có hai cực Bắc – Nam, tuy nhiên hai cực này của nam châm được bố trị ở hai phần mặt trên mặt dưới dưới.
Thông số kỹ thuật:
- Hình dáng: hình tròn
- Kích thước: tùy chọn, kích thước lớn nhất D-220 mm
- Tên gọi: Nam châm tròn, nam châm trường học
- Chất liệu: Nam châm Neodymium (NdFeB) hoặc Aluminum Nickel Cobalt
- Lớp phủ: sơn từ tính màu xanh và đỏ
- Lực từ tính: N27 – N52 hoặc Alnico2 – Alnico9
Tại ANT Việt Nam, chúng tôi cung cấp nam châm trong trường học rất nhiều. Với lực từ tính mạnh, dễ dàng làm các thí nghiệm vật lý cho ra hiện tượng nhanh và chính xác. Giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi và làm học sinh phát triển nhanh hơn về trí thông minh và tưởng tượng của mình. Giúp các thầy cô được các bài giảng sâu sắc hơn, làm cho học sinh hiểu bài học nhanh hơn. Tạo được sự gắng kết giữa thầy và trò, tạo môi trường tốt để giáo dục ngày càng phát triển.
Xem thêm:
- Nam châm là gì
- Đất hiếm là gì?
- Top 7 quốc gia có trữ lượng đất hiếm cao nhất thế giới
- Đất hiếm tại Việt Nam