Với sự ứng dụng rất cao và lâu đời của từ tính, hay còn gọi là nam châm. Thì việc phát triển và hình thành nên bề dày lịch sử của vật liệu này rất dài và đầy thú vị, chúng ta hãy cùng khám phá những cột mốc đáng nhớ của lịch sử hình thành nên nam châm điện từ ngày nay nhé!
Giai đoạn hình thành và phát triển của lý thuyết điện từ tính
- Trước Công Nguyên 600 năm: Thales (624TCN – 546TCN), một nhà triết gia, toán học người Hy Lạp, đã phát hiện ra hiện tượng tĩnh điện khi ông cà các viên hổ phách lên vải lụa thì chúng tích điện và có xu hướng hút các vật khác.
- Năm 1175: Alexander Neckam, là một giáo viên, học giả người anh sinh ngày 08 tháng 09 năm 1157. Ông là người đầu tiên sử dụng và giới thiệu “kim nam châm chỉ hướng tàu” ra khắp Châu Âu. Hay còn gọi với cái tên là “la bàn”.
- Năm 1600: William Gilbert, là một trong hai nhà tiên phong hàng đầu của khoa học hiện đại, Gilbert sinh ngày 24 tháng 05 năm 1544, mất ngày 30 tháng 11 năm 1603. Ông là một bác sĩ và là một nhà vật lý người Anh.
Những bước tiến quan trọng trong thời kỳ cận đại
Những khám phá của Gilbert rất quan trọng với vật lý hiện đại, ông là người đặt tên cho các khái niệm về, điện, điện tử và đặt tên cho các cực Nam và Bắc của nam châm.
- Năm 1660: Robert Boyle là nhà triết học, hóa học và nhà vật lý, nhà phát minh của Ai-Len, ông sinh ngày 25 tháng 01 năm 1627 và mất ngày 31 tháng 12 năm 1691. Ông đã tìm ra được lực hút từ tính có thể dẫn và truyền trong môi trường chân không.
- Năm 1675: Stephen Gray, một nhà hóa học và thiên văn người Anh, ông có những nghiên cứu rất quan trọng về điện, sự dẫn điện và không dẫn điện của các chất liệu
- Năm 1800: Bá tước Alessandro Volta, một nhà vật lý người Italia, ông sinh ngày 18 tháng 02 năm 1745, mất ngày 05 tháng 03 năm 1807. Là người đã có công phát minh ra các loại pin điện, và tên của ông Volta được đặt tên cho đơn vị điện thế của ngày nay với ký hiệu là V
- Năm 1802: Humphry Davy, một nhà hóa học và vật lý người Anh, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1778. Ông đã có công phát minh ra hồ quang điện, bằng cách làm đèn điện sáng sau khi nối các điện áp và các cực với nhau bằng điện cực than. Phát minh của ông dựa trên những phát minh của người đi tiên phong trước đó là Alessandro Volta
- Năm 1820: Hans Christian Ørsted là một nhà vật lý và hóa học người Đan Mạch, ông là người được biết đến nhiều nhất với sự kiện tìm ra mối liên hệ giữa điện và từ tính, hay còn gọi là “điện từ”. Ørsted sinh ngày 14 tháng 08 năm 1777 và mất ngày 09 tháng 03 năm 1851. Cùng với ơxtet, vào thời điểm này, các thí nghiệm của André-Marie Ampère và Francois Arago cũng tìm ra được mối liên hệ này.
- Năm 1821: Micheal Farraday, một nhà hóa học và vật lý người Anh, đã phát minh ra điện từ và các nguyên lý sinh ra từ trường khi cho động cơ quay. Ông sinh ngày 22 tháng 09 năm 1971 và mất ngày 25 tháng 08 năm 1867. Ông là một trong những nhà khoa học có ảnh hửng sâu sắc nhất đến sự phát triển và ứng dụng điện từ sau này. Và” Đinh Luật Faraday” là một trong những định luật được biết và ứng dụng nhiều trong ngày nay về cảm ứng điện từ.
- Năm 1826: Định luật Ohm ra đời, đánh dấu mối liên hệ giữa dòng điện (I), điện trở (R), và Điện áp (V). Với công thức R=U/I. Thì định luật này được ứng dụng hầu hết vào các nguyên lý tính toán về điện ngày nay. Georg Simon Ohm sinh ngày 16 tháng 03 năm 1789, mất ngày 06 tháng 07 năm 1854. Ông là một nhà vật lý người Đức.
- Năm 1832: Máy phát điện xoay chiều đầu tiên được ra đời bởi một nhà sản xuất nhạc cụ người Paris, Pháp-Hippolyte Pixii. Pixii sinh năm 1808 tại Paris, Pháp.
- Năm 1834: Thomas Davenport là một người thợ rèn, ông đã chế tạo ra động cơ điện đầu tiên. Với phát minh này, hầu hết trong ngày nay vẫn được sử dụng rất nhiều và phổ biến.
- Năm 1865: Hệ phương trình Maxwell do James Maxwell, một nhà vật lý học người Scotland tìm ra. Nhờ phương trình này mà các sự liên quan về điện từ, từ tính và các công thức của các nhà khoa học trước được thống nhất vưới nhau, tạo tiền đề to lớn cho các công trình nghiên cứu khoa học sau này. Maxwell sinh ngày 13 tháng 06 năm 1831 và mất ngày 05 tháng 11 năm 1879.
- Năm 1876, Charles Francis Brush đã thiết kế và phát minh ra máy phát điện, ứng dụng này được sử dụng để chiếu sáng công cộng tại NewYork
- Năm 1878, Thomas Edison phát minh ra bóng đèn sợi đốt đầu tiên. Một trong những phát minh vĩ đại của thế giới. Đến năm 1887, các trạm phát điện được hoạt động bởi các máy phát điện của Edison được vận hnafh và đưa vào sử dụng tại Hoa Kỳ.
- Năm 1887: Tesla đã phát triển động cơ không đồng bộ, chạy bằng dòng điện xoay chiều. Ông cũng có các thiết kế nổi bật như động cơ cảm ứng, từ trường và các cuộn dây Tesla. Tesla sinh ngày 07 tháng 10 năm 1856, mất ngày 07 tháng 01 năm 1943. Là một nhà phát minh, vật lý người Mỹ gốc Áo
- Năm 1895: Các trạm thủy điện đầu tiên trên thế giới được mở, chúng cung cấp hầu hết điện cho các vùng địa phương lân cận trên lãnh thổ Hoa Kỳ
Giai đoạn đương đại: Hoàn thiện và phát triển
- Năm 1900: Albert Einstein đã phát minh ra các lý thuyết lượng tử nhờ các công trình nghiên cứu về hiệu ứng quang điện. Einstein sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 và mất ngày 18 tháng 04 năm 1955 tại Hoa Kỳ.
- Năm 1930: Nam châm Alnico được sản xuất đầu tiên trên thế giới, tạo tiền đề cho các ứng dụng nam châm vĩnh cửu trong sản xuất và công nghệ sau này
- Năm 1952: Nam châm Ferrite được sản xuất
- Năm 1982: Nam châm Neodymium được ra đời, bởi sự phát triển của General Motors Corporation (Mỹ) và Sumitomo Special Metals (Nhật Bản). Là loại nam châm mạnh nhất thế giới.