Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có động thái đáp trả các biện pháp thương mại của Hoa Kỳ. Đó là việc dọa cắt giảm lượng đất hiếm mà trước nay đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Động thái này đã gây chú ý rất lớn cho công luận trên thế giới. Vậy đất hiếm là gì, sản lượng, trữ lượng đất hiếm Trung Quốc lớn như thế nào mà có thể đe dọa Mỹ. Bài viết sẽ phân tích cho bạn về vấn đề này nhé!
Đất hiếm là gì?
Đất hiếm là một nhóm các chất, trong đó gồm 17 nguyên tố có từ tính và tính điện hóa vô cùng đặc biệt. Những chất này bao gồm các chất như promethium, lanthanum, gadolinium, cerium. Những chất này có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là chất thiết yếu trong sản xuất điện thoại thông minh, thuốc điều trị ung thư và các công nghệ tái tạo năng lượng.
Theo những nghiên cứu trên thực tế, đất hiếm lại không phải chất quá hiếm. Nó có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên bề mặt của vỏ trái đất. Tuy nhiên, nó lại thường phân bố với trữ lượng nhỏ. Điều này dẫn đến khó khăn cũng như khá đắt đỏ trong việc khai thác.
Vai trò và tầm quan trọng của đất hiếm ở thời điểm hiện nay
Đất hiếm là những chất vô cùng quan trọng. Những nguyên tố đất hiếm không hiếm nhưng nó lại rất đặc biệt bởi những đặc tính vật lý khó tin. Những công dụng tuyệt vời khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác tạo ra sự kỳ diệu của những nguyên tố đặc biệt này. Một trong những ví dụ cho thấy tính ưu việt của chúng: Eropium – một nguyên tố đất hiếm có thể giúp biến từ tivi đen trắng sang tivi màu như hiện nay.
Những nguyên tố đặc biệt này còn được coi như là vitamin thiết yếu, không thể thiếu của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Bởi một trong những ứng dụng quan trọng nhất của đất hiếm không thể không nói đến là sản xuất nam châm. Nó có thể được dùng để tạo ra những nam châm nhỏ nhưng lại có từ tính mạnh hơn. Với ứng dụng này, những viên nam châm đất hiếm có thể được sử dụng cho sản xuất máy phát điện, ổ đĩa máy tính, động cơ, ô tô…
Vì vậy, nó là những thành phần thiết yếu trong sản xuất linh kiện và các thiết bị của mọi lĩnh vực từ công nghệ thông tin, y khoa, đến giao thông, luyện kim, quân sự…
Trữ lượng và sản lượng đất hiếm Trung Quốc
Theo số liệu của những trang chuyên ngành uy tín trên thế giới – trang Mining Technology và Rare Earth Investments, hiện nay Trung Quốc là quốc gia có sản lượng và trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. Cụ thể:
- Về sản lượng, Trung Quốc vào khoảng 120.000 tấn.
- Về trữ lượng, Trung Quốc có 44.000.000 tấn
Trong khi đó, trên toàn thế giới, trữ lượng đất hiếm chỉ vào khoảng 120 triệu tấn. Như vậy, trữ lượng đất hiếm ở Trung Quốc đã chiếm ⅓ thế giới.
Các mỏ đất hiếm ở Trung Quốc
Hiện nay, Baiyun Obo là mỏ đất hiếm lớn nhất trên thế giới. Nó nằm ở Nội Mông của Trung Quốc. Theo số liệu nghiên cứu thực tế về ngành đất hiếm Trung Quốc 2017, mỏ Baiyun Obo chiếm đến 83% trên tổng số trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc. Các mỏ ở Sơn Đông, Tứ Xuyên lần lượt chiếm 8%, 3% trữ lượng. Còn lại là nằm ở các tỉnh miền Nam.
Trong suốt những thập kỷ gần đây, Trung Quốc luôn là quốc gia có lượng khai thác và xuất khẩu về đất hiếm lớn nhất trên thế giới. Cụ thể, có thời gian Trung Quốc có lượng khai thác và xuất khẩu chiếm đến 80% tổng sản lượng toàn cầu. Điều này cho thấy, Trung Quốc đang thống lĩnh thị trường đất hiếm trên thế giới.
Với những con số ấn tượng trên, đất hiếm ở Trung Quốc thực sự là một vũ khí lớn mà Trung Quốc có thể sử dụng.
Nền công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc
Với sản lượng và trữ lượng lớn, ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc nở rộ.
Ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp đất hiếm ở các lĩnh vực nghiên cứu, khai thác và chế biến.
Năm 2016, Trung Quốc sát nhập các công ty khai thác thành 6 tập đoàn lớn để thúc đẩy khai thác và sản xuất nguồn tài nguyên này.
Về loại đất hiếm thuộc nhóm nhẹ, Trung Quốc đạt thặng dư về thương mại. Đây cũng chính là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc. Ngược lại, đối với đất hiếm trung bình, nặng, Trung Quốc lại phải nhập khẩu.
Về việc tiêu thụ sản phẩm đất hiếm, Trung Quốc dùng đất hiếm chủ yếu như sau:
- 44% đất hiếm để dùng trong nam châm vĩnh cửu, sản xuất nam châm đất hiếm, nam châm dẻo
- 10 % sử dụng cho các sản phẩm đánh bóng
- 9% cho dầu mỏ và hóa dầu
- Còn lại dùng cho chất xúc tác, thủy ngân, máy luyện kim và chiếu sáng
Như vậy, Trung Quốc tập trung lớn đất hiếm trong ngành công nghiệp nam châm. Việc sản xuất nam châm ở đây được quan tâm bậc nhất bởi những ứng dụng to lớn của nam châm cho nền công nghiệp. Hiện nay, sản lượng sản xuất nam châm đất hiếm cao nhất trên thế giới cũng là ở Trung Quốc.
Trên đây là những thông tin cụ thể về sản lượng, trữ lượng đất hiếm Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.